Hướng dẫn kỹ thuật lái xe số sàn lên dốc, xuống dốc chuyên nghiệp

5/5 - (7 votes)

Trong quá trình lái xe, việc điều khiển xe lên xuống dốc luôn khiến nhiều người lúng túng, đặc biệt là khi phải đi trên các địa hình khó và phức tạp. Nhằm giúp các bạn có thể dễ dàng xử lý các tình huống này một cách an toàn, chuyên nghiệp nhất, bài viết sau đây sẽ chia sẻ kỹ thuật lái xe số sàn lên dốc, xuống dốc một cách chi tiết.

Kỹ thuật lái xe số sàn lên dốc

Cách lái xe số sàn lên dốc tuy có phần phức tạp hơn so với xe số tự động. Tuy nhiên bạn vẫn có thể thực hiện một cách dễ dàng và thuần thục nếu nắm rõ những kỹ thuật và nguyên tắc sau đây.

Lái xe số sàn lên dốc cần tăng tốc nhưng vẫn giữ tốc độ an toàn

Khi lên dốc bắt buộc bạn phải tăng tốc hơn so với tốc độ bình thường để xe có thể vượt qua con dốc. Tuy nhiên cần tăng tốc một cách ổn định khi chúng ta tiếp cận ngọn dốc, qua đó đạt được quán tính từ từ cho xe. Bạn nên tăng tốc nhẹ nhàng và đều đặn thay vì nhấn mạnh ga ngay lập tức, đặc biệt là trong các trường hợp đường trơn trượt, khó đi.

Tuyệt đối không rú ga, vọt ga một cách đột ngột, bởi nó có thể gây ra nhiều tình huống nguy hiểm và khó làm chủ tốc độ.

Cần tăng tốc một cách ổn định khi chúng ta tiếp cận ngọn dốc
Cần tăng tốc một cách ổn định khi chúng ta tiếp cận ngọn dốc

Nhấn ly hợp và chuyển sang số thấp hơn

Chúng ta cần nhấn ly hợp, tắt bàn đạp ga sau đó chuyển cần số về số thấp hơn 1 đến 2 số so với số hiện tại. Khi giảm ga để giảm tốc độ thì số vòng quay mỗi phút (RPM) sẽ giảm xuống. RPM sẽ phù hợp để giảm với các tốc độ khác nhau, do vậy bạn nên kiểm tra hướng dẫn sử dụng xe để biết đi số nào lên dốc thì phù hợp nhất.

Thông thường, khi để ở số 3 PM sẽ từ 3.000 – 4.000 vòng/phút, hoặc đạt tốc độ từ 45 – 60 km/h.  số 2 PM sẽ từ 2.000 – 3.000 vòng/phút, hoặc đạt tốc độ từ 30 – 45 km/h. Khi về số 1 tốc độ sẽ đạt trong khoảng 15 – 25 km/h.

Xem thêm: Hướng dẫn lái xe sa hình B2 giúp người thi dễ dàng đạt điểm tuyệt đối

Lái xe số sàn lên dốc phải thả ly hợp từ từ rồi ga

Sau khi hoàn tất việc chuyển sang số thấp hơn thì chúng bắt đầu giảm dần ly hợp, sau đó mới nhẹ nhàng đạp bàn đạp ga. Khi này, RPM sẽ tiếp tục giảm khi bạn ở số thấp hơn, vậy nên hãy nhấn bàn đạp ga mạnh hơn để RPM phù hợp với tốc độ đoạn đường đang đi.

Chuyển về số 1 hoặc số 2 khi leo dốc cao

Với các con dốc thoải bạn có thể leo bằng số 3, tuy nhiên những con dốc cao hơn thì tuỳ vào độ đứng của dốc mà chọn leo bằng số 1 hoặc số 2. Đơn giản là dốc càng cao thì cho về số càng thấp và ngược lại. Khi bắt đầu đề pa lên dốc bằng xe số sàn, bạn hãy nhả ga, đạp côn và chuyển số phù hợp. Sau đó nhả chân côn dần dần và phối hợp đệm mạnh chân ga để xe có thể tiến lên dốc.

Trong trường hợp bạn phải lên dốc cao hoặc đang lái một chiếc xe hạng nặng mà đi bằng số 3 sẽ rất khó khăn, xe của bạn có thể bị trượt về phía sau và mất lái.

Lái xe số sàn cần chuyển về số 1 hoặc số 2 khi leo dốc cao
Lái xe số sàn cần chuyển về số 1 hoặc số 2 khi leo dốc cao

Trường hợp xe hụt hơi hãy chuyển về số thấp hơn

Nếu đang lên dốc nhưng thấy xe có dấu hiệu kêu gầm gừ nhiều, xe bị hụt ga,… thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn đã chọn sai số khi lên dốc, khiến cho lực kéo không đủ. Để tránh tình trạng ép xe, khiến xe dễ bị nóng máy hoặc chết máy giữa chừng, bạn nên đạp côn rồi chuyển qua số thấp hơn, sau đó nhả côn và đệm mạnh chân ga.

Kỹ thuật lái xe số sàn xuống dốc

Cách xuống dốc bằng xe số sàn cũng không quá khó khăn, chỉ cần bạn nhớ kỹ quy tắc “lên số nào thì xuống số đó”. Cụ thể như sau:

Xuống dốc giảm tốc độ

Với đoạn đường có độ dốc vừa phải, bạn cần phải giảm tốc độ nhanh nếu đang bị mất tốc độ hoặc động cơ của bạn đang vọt lên. Để tránh gặp phải tình trạng chòng chành hay quá đột ngột, chúng ta nên nhấn ly hợp rồi chuyển sang số thứ hai, cuối cùng là tăng tốc khi đang nhả côn.

Trong trường hợp đã xử lý mà vẫn không thể theo kịp độ nghiêng và tốc độ đường dốc, bạn hãy giảm xuống dưới 15km/giờ, chỉnh giảm tốc độ xuống số đầu tiên.

Lái xe số sàn xuống dốc phải giảm tốc độ
Lái xe số sàn xuống dốc phải giảm tốc độ

Chuyển sang số thấp

Việc chuyển sang số thấp khi lái xe xuống dốc sẽ tốt hơn nhiều so với việc bạn vừa lao dốc, vừa kéo phanh. Dù là số sàn hay số tự động thì khi xuống dốc cũng nên giảm số như khi lái xe leo dốc.

Nếu người lái có thói quen hãm phanh trên toàn bộ đoạn đường xuống dốc sẽ khiến má phanh và ổ đĩa của xe bị hao mòn. Trong trường hợp buộc phải phanh thì hãy cố gắng hết sức để phanh một cách từ từ, nhẹ nhàng thay vì kéo đột ngột.

Kỹ thuật đề pa ngang dốc

Với xe số sàn, có rất nhiều cách để chúng ta đề pa ngang dốc như:

Dùng phanh tay

Cách đề pa ngang dốc này hoạt động dựa trên nguyên lý lợi dụng lực hãm của phanh tay để người lái không cần phải đạp phanh chân. Khi muốn đề pa xe trên dốc, bạn vẫn thực hiện theo các bước đề pa xe bình thường là: Đạp côn, vào số, nhả côn dần dần và đệm ga.

Tuy nhiên, trong lúc nhả côn mà thấy vô lăng và cần số hơi rung ( hiệu cho thấy côn đã chạm nhau) thì lúc này mới nên nhả phanh tay. Vì xe đã được đệm ga sẵn nên sẽ không bị tụt lùi dù cho bạn không đạp chân phanh. Đây cũng là kỹ thuật đề pa ngang dốc đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với những người mới tập xe.

Dùng mũi và gót chân phải điều khiến phanh và ga

Đây là kỹ thuật đề pa ngang dốc thường dành cho những người có nhiều kinh nghiệm, có thể thực hiện nhuần nhuyễn cùng lúc động tác dùng mũi chân phải để đạp phanh và gót chân phải đạp ga. Cách thực hiện như sau:

  • Đạp côn và vào số để khởi động xe như bình thường.
  • Đạp phanh để nhả phanh tay.
  • Vẫn giữ cho mũi chân phải nhấn vào bàn đạp phanh, nhưng hãy dần xoay gót chân qua phía bài đạp ga.
  • Trong lúc nhả chân côn từ từ thì gót chân phải bắt đầu đệm ga.
  • Khi xe tiến lên nhả mũi chân phải khỏi bàn đạp phanh và tập trung đạp ga để giúp cho xe leo lên dốc.
Dùng mũi và gót chân phải điều khiển phanh và ga
Dùng mũi và gót chân phải điều khiển phanh và ga

Nhả phanh tại điểm côn

Đây là cách đề pa lên dốc được đánh giá là khá khó, đòi hỏi người lái cần có nhiều kinh nghiệm để có thể nhận biết được điểm côn. Với cách này, đầu tiên bạn cần đạp côn, vào số để khởi động xe như bình thường. Tiếp đến chân trái vẫn giữ đạp côn, chân phải đạp phanh để nhả phanh tay. Sau đó chân trái nhả côn dần dần để dò điểm côn.

Tới khi vô lăng và cần số rung lên thì chân phải mới bắt đầu nhả phanh, chuyển qua đệm ga. Khi này chân trái sẽ từ từ nhả hết chân côn, cùng lúc đó chân phải đạp ga sâu hơn để giúp xe tiến lên.

Lưu ý khi lái xe số sàn lên dốc, xuống dốc

Một số lưu ý sau đây sẽ giúp bạn lái xe số sàn lên dốc, xuống dốc một cách “mượt”, không bị trôi xe và đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.

  • Trước khi lên hoặc xuống dốc cần kiểm tra thật kỹ lại côn, phanh trước, phanh sau và ga lốp. Nếu thấy bộ phận nào chưa ổn hoặc có vấn đề thì cần phải chỉnh sửa ngay để tránh gặp sự cố hay nguy hiểm khi leo dốc.
  • Luôn phải nhớ “lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó”. Tuyệt đối không xuống dốc bằng số 0 vì cách này rất nguy hiểm, dễ bị trơn trượt, căn đường kém chuẩn xác và đặc biệt là đến khi cần phanh gấp lại không hiệu quả.
Luôn phải nhớ “lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó"
Luôn phải nhớ “lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó”
  • Khi lên các dốc cao phải đi số phù hợp với các tính năng, kỹ thuật của từng xe và trọng lượng hay hàng hóa có trên xe. Hãy chú ý vào các thao tác kỹ thuật nhanh, nhạy bén khi cần giảm số để bó tiếp lên dốc. Tránh để xảy ra tình trạng kẹt số, số bị dừng lại ở 0 khiến xe tụt ngược lại, nhất là khi xe đang chở nặng.
  • Đối với trường hợp xe xuống dốc dài thì tốc độ lao lại càng nhanh. Nếu gặp sự cố đột ngột, yêu cầu phải phanh gấp thì cần sử dụng phối hợp cả phanh trước, phanh sau, giảm ga và thả côn.
  • Đối với khúc dốc quanh co, xe phải luôn đi bám vào phần đường phía bên phải của mình, chở chạy nhanh nhằm hạn chế lực lý tẩm đẩy ra, khiến cho xe dễ bị lật hoặc xử lý phanh không kịp thời làm xe mất lái, phóng ra khỏi đường.
  • Đối với các dốc phà, khi các bánh xe bắt đầu chạm vào cầu dẫn thì cho xe dừng lại trong giây lát để giảm số rồi mới bò tiếp tục lên phà.
  • Dù bạn đang lên dốc hay xuống dốc cũng phải chú ý khoảng cách giữa xe mình và các phương tiện ở phía trước. Tùy thuộc vào độ dốc và điều kiện của đường xá mà chọn khoảng cách phù hợp. Thông thường hãy giữ khoảng cách tối thiểu 5m so với bất cứ phương tiện nào di chuyển phía trước.
  • Chỉ vượt qua những con dốc mà bạn có thể nhìn thấy ít nhất 150m phía trước và chỉ vượt qua các phương tiện khác trong trường hợp thực sự cần thiết và đủ điều kiện vượt.
  • Khi lái xe lên dốc sẽ gây thiệt hại cho động cơ, do đó nếu cùng lúc hoạt động quá nhiều chức năng sẽ khiến xe bị giảm tuổi thọ. Để hạn chế rủi ro thì tốt nhất không nên chạy điều hoà, nhất là khi độ dốc quá cao hoặc phải di chuyển trên địa hình đồi núi trong thời gian dài.

Trên đây là những kỹ năng lái xe số sàn lên dốc và xuống dốc mà bạn cần có. Tuy chỉ là phần lý thuyết, nhưng nếu bạn nắm rõ và nhuần nhuyễn thì sẽ trở thành “bí kíp” lợi hại giúp bạn chinh phục bất cứ cung đường nào.

Đừng bỏ qua:

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *