Hướng dẫn đề pa lên dốc an toàn, chuyên nghiệp cho “tay mơ”

5/5 - (7 votes)

Trong kỹ thuật lái xe, việc đề pa lên dốc tưởng chừng như vô cùng đơn giản nhưng lại là trở ngại lớn cho nhiều người mới bắt đầu. Đồng thời nó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, gây ra nhiều sự cố ngoài ý muốn trong quá trình điều khiển xe. Để hiểu rõ hơn và có thể thành thục thao tác này, mời bạn cùng theo dõi qua các hướng dẫn đề pa lên dốc an toàn và chuyên nghiệp nhất sau đây.

Hướng dẫn đề pa lên dốc đối với xe số sàn

Điều khiển xe số sàn lên dốc sẽ phức tạp và khó hơn so với xe số tự động, tuy nhiên nếu bạn nắm rõ kỹ thuật thì vẫn có thể thực hiện một cách dễ dàng và thuần thục. Quy trình cụ thể như sau:

Bước 1: Tăng tốc đều

Khi di chuyển tới gần chân dốc, chúng ta nên cho xe tăng tốc từ từ, đồng thời chú ý duy trì tốc độ an toàn. Sau đó tăng tốc độ đều khi đến dốc để tạo đà (quán tính) giúp xe có thể leo dốc một cách dễ dàng.

Khi di chuyển tới gần chân dốc nên cho xe tăng tốc từ từ
Khi di chuyển tới gần chân dốc nên cho xe tăng tốc từ từ

Bạn cần lưu ý chỉ tăng tốc một cách dần dần, đều và nhẹ nhàng thay vì đột ngột nhấn mạnh chân ga, nhất là khi điều khiển xe trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, đường trơn hay mật độ phương tiện đông. Điều này có thể khiến xe bị nhảy vọt, không kiểm soát được tốc độ và dễ gây ra các tình huống tai nạn không mong muốn.

Bước 2: Đạp côn rồi chuyển qua số thấp

Khi tới gần chân dốc, chúng ta nhẹ nhàng nhả nhẹ bàn ga, đạp chân côn và cho xe về các số thấp. Trong khi nhấp ga để sang số thì vòng tua máy sẽ giảm xuống, do đó cần lưu ý canh vòng tua máy, để điều chỉnh tốc độ sao cho phù hợp với số định chuyển.

Thông thường, khi để ở số 3, vòng tua máy sẽ từ 3.000 – 4.000 vòng/phút hoặc với tốc độ 45 – 65 km/h. Đối với mức số 2 thì vòng tua máy từ 2.000 – 3.000 vòng/phút, hoặc tốc độ từ 30 – 45km/h. Đối với mức số 1 thì tốc độ đạt được sẽ từ 15 – 20 km/h.

Bước 3: Nhả côn và đệm ga

Sau khi xe đã được chuyển về số thấp, chúng ta nhẹ nhàng nhả chân côn và phối hợp với thao tác đệm chân ga. Lúc này vòng tua máy sẽ giảm khi xe ở số thấp, vậy nên bạn cần đệm ga mạnh hơn nhằm có thể cân bằng được vòng tua máy và tốc độ của xe.

Xem thêm: Hướng dẫn lái xe đường trường trong thi thực hành và thực tế

Bước 4: Chuyển về số 1 hoặc số 2

Dựa vào mức độ đứng của con dốc mà chúng ta chọn leo dốc bằng số 1 hoặc số 2. Ngoài ra, với một số con dốc thoải, bạn vẫn có thể leo bằng số 3. Tóm lại, dốc càng cao thì chọn số càng thấp và ngược lại.

Khi bắt đầu đề pa lên dốc bằng xe số sàn, bạ cần nhả ga, đạp côn và chuyển về số phù hợp. Tiếp đến dần nhả chân côn và phối hợp với việc đệm mạch chân ga để giúp cho xe tiến lên dốc.

Tuỳ độ đứng của con dốc mà chọn leo bằng số 1 hoặc số 2
Tuỳ độ đứng của con dốc mà chọn leo bằng số 1 hoặc số 2

Bước 5: Chuyển về số thấp hơn nếu xe bị hụt hơi

Trong trường hợp đang vượt dốc mà bạn thấy xe kêu nhiều, bị hụt ga thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn đã chọn sai số để lên dốc khiến không sinh đủ lực kéo. Để tránh trường hợp bị ép xe, xe kêu nhiều, nóng máy hoặc chết máy giữa đường, bạn nên đạp côn rồi chuyển sang số thấp hơn. Sau đó mới nhả côn rồi đệm mạnh chân ga.

Hướng dẫn đề pa lên dốc đối với xe số tự động

Đề pa lên dốc bằng xe số tự động đơn giản hơn nhiều so với xe số sàn. Nguyên nhân là do xe số tự động đã được tính toán chuyển số phù hợp, nhờ đó mà người lái không cần phải can thiệp hay điều chỉnh. Khi lên dốc, bạn chỉ cần để ở chế độ D (Drive – số tiến) là có thể đi như bình thường.

Khi xe tiến dần đến chân dốc, chúng ta bắt đầu tăng tốc từ từ để tạo đà sớm cho xe vượt dốc. Khi leo dốc, bạn đạp ga mạnh hay nhẹ là tùy thuộc vào độ cao của con dốc. Cần lưu ý là không nên đạp ga quá mạnh sẽ dễ làm cho xe bị giật đột ngột, phóng nhanh gây nguy hiểm. Mặt khác cũng không nên đạp ga quá yếu, khiến xe không đủ lực để vượt dốc.

Hướng dẫn đề pa lên dốc đối với xe số tự động
Hướng dẫn đề pa lên dốc đối với xe số tự động

Trong trường hợp phải leo dốc đứng, hoặc xe có trọng tải nặng, phải chở theo nhiều đồ cồng kềnh… người lái muốn kiểm soát xe tốt khi leo dốc thì nên chuyển xe về chế độ số tay bằng cách:

  • Đầu tiên là giảm chân ga.
  • Chuyển xe về số thấp nhờ vào lẫy chuyển số trên vô lăng (-) hoặc cần số (chuyển về M-, L/L1 hoặc D3/D2/D1)
  • Đối với dốc càng đứng thì chọn số càng nhỏ để tạo ra lực kéo lớn hơn.

Một số trường hợp đề pa lên dốc thường gặp

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu qua cách đề pa lên dốc chi tiết nhất. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế, người lái phải có những điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với từng trường hợp. Cụ thể như:

Khi đề pa dốc cao

Khi chinh phục những ngọn dốc cao, độ dốc lớn thì chúng ta cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa phanh tay, chân côn, ga, về côn hay dùng cả mũi và gót chân nhằm giúp cho xe có thể leo dốc mượt mà, nhất là đối với xe số sàn.

  • Dùng phanh tay: Là cách dùng phanh khẩn cấp để leo dốc. Khi xe dừng ở dốc, bạn kéo phanh tay (không dùng phanh chân) giúp cho xe đứng yên. Sau đó đổi chân phanh sang chân ga, khi cần di chuyển trở lại vị trí đứng yên trên dốc thì cắt côn vào số và nhả côn, đạp mớm ga. Tiếp tục nhả côn, đạp nhẹ chân ga cho tới khi cảm giác xe bắt đầu di chuyển thị hạ phanh tay (vẫn ga) để xe leo dốc.
  • Dùng chân ga, chân phanh, côn: Cách này chỉ giữ cho xe đứng yên giữa dốc trong tức thời chứ không thể đỗ quá lâu. Cách thực hiện tương tự như khởi động xe trên đường bằng nhưng cần nhả nửa côn cho tới khi xe rung lên như tiến về trước. Lúc này nhả nhanh chân phanh rồi chuyển qua chân ga, đạp nhẹ ga để xe đi về phía trước. Trường hợp nhả phanh mà xe không chạy thì đạp thêm ga và nhả côn, giữ nguyên cho đến khi xe leo hết dốc.
  • Kết hợp mũi và gót chân phải: Dựa vào việc sử dụng nhuần nhuyễn các thao tác chân là chân trái cắt côn, trong khi mũi chân phải đạp phanh, đồng thời xoay gót chân phải sang để đạp ga. Thực hiện thao tác trên cho đến khi xe đủ ga lên dốc, xong thì nhả chân côn, phanh để xe tự leo dốc.
  • Về côn đứng dốc: Áp dụng khi xe dừng trên dốc trong thời gian ngắn. Người lái phải kết hợp ra côn và đồng thời mớm ga (nếu cần), đủ để xe có lực kéo không trôi về phía sau nhưng cũng không tiến về phía trước. Tuy nhiên nếu dùng thường xuyên cách này có thể khiến côn nhanh bị mòn bởi lực ma sát sinh nhiệt lớn.

Khi đề pa dốc vừa

Trường hợp bạn chỉ leo những con dốc có độ thoải vừa phải thì cách tốt nhất để leo dốc là đạp chân phanh và chân côn. Cụ thể:

  • Giữ chân phanh để xe không bị trôi xuống dốc.
  • Đạp chân côn, gài về số 1 và hạ tay phanh.
  • Thả chân côn từ từ để tìm được điểm côn, cho đến khi xe rung lên và tiến về phía trước thì có nghĩa là bạn đã tìm được đúng điểm côn.
  • Giữ chân ở điểm này sao cho xe không bị chết máy và nhả dần chân phanh để giữ cho xe dừng bằng chân côn.
  • Sau cùng là chuyển chân qua bàn ga để đệm ga giúp cho xe di chuyển.
Khi đề pa dốc vừa nên đạp chân phanh và chân côn
Khi đề pa dốc vừa nên đạp chân phanh và chân côn

Đề pa lên dốc khi tắc đường

Trong trường hợp mật độ giao thông đông, liên tục bị tắc đường ở dốc, để vượt qua dễ dàng thì bạn phải luyện tập thật nhuần nhuyễn các động tác côn – ga. Như vậy mới có thể giữ xe đứng được trên dốc chỉ bằng côn – ga, nghĩa là âm côn và mớm ga với lực vừa phải để xe đứng lại. Nếu xe có dấu hiệu bị tụt lùi thì chúng ta nên nhấn thêm chút ga, còn xe hơi nhích về phía trước khì giảm chút ga.

Những sai lầm khiến xe bị tụt dốc khi đề pa

Trong nhiều trường hợp, nhất là đối với những người mới lái xe, tay lái yếu, xe thường bị tụt dốc khi đề pa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phần lớn là do bạn đang gặp phải những sai lầm sau đây:

  • Không làm chủ, điều khiển được chân côn, nhả côn quá tầm dẫn đến chết máy.
  • Theo nguyên tắc, trước khi nhả côn phải ga thốc lên khoảng vòng tua máy 1.500 – 2.000 vòng/phút. Tuy nhiên trong quá trình nhả côn lại không giữ cho đều chân ga, khiến đầu xe không thể ngóc lên được.
  • Khi nhả côn, đầu xe chưa kịp ngóc lên đã vội cắt phanh tay, trong trường hợp này khả năng bị tụt dốc là 95%. Bạn chỉ có thể cứu vãn tình hình khi nhả thêm chút côn và ga thốc lên.
  • Sau khi cắt phanh tay thì không giữ nguyên chân côn và chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay. Khả năng tụt dốc trong trường hợp này gần như là hoàn toàn. Nếu có thể xử lý nhanh thì bạn nên bình tĩnh đạp côn, phối hợp với phanh và kéo phanh tay để thực hiện lại việc đề pa.
Những sai lầm khiến xe bị tụt dốc khi đề pa
Những sai lầm khiến xe bị tụt dốc khi đề pa

Một số lưu ý khi đề pa lên dốc

Để việc đề pa lên dốc được “mượt”, chuyên nghiệp và đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý một số chi tiết sau đây:

  • Khi đề pa lên dốc bằng côn, đừng ngại việc phải hành côn. Đôi khi leo dốc chúng ta sẽ cảm nhận được chân côn rung như quá tải, tuy nhiên thực tế thì nó lại không ảnh hưởng quá nhiều đến xe. Nhiều người mới tập lái thường cho rằng hộp số và côn/ly hợp rất dễ bị hư hỏng nên ít khi phát huy hết tác dụng của bộ phận này.
  • Hãy tận dụng bộ côn nhiều hơn bởi bản chất của bộ ly hợp và hộp số không hề yếu như chúng ta vẫn tưởng. Tuổi thọ của chúng không hề bị ảnh hưởng chỉ bởi một vài lần phải làm việc quá mức.
  • Khi tập leo dốc hãy lấy gạch hoặc cục đá để chặn sau bánh xe, giúp xe không bị trôi về phía sau và giữ an toàn cho bạn trong quá trình tập.
  • Dốc càng cao thì việc dùng côn để đề pa càng khó, nhất là khi phải tìm ra điểm tiếp xúc của ly hợp. Khi này bạn nên cố gắng tìm ra điểm tiếp xúc này để thực hiện các bước tiếp theo.
  • Nếu không quen leo dốc, tay lái yếu thì bạn nên tập luyện thật nhiều lần cách dùng côn và xử lý dần dần từ đoạn dốc thoải cho đến dốc cao.
  • Tuyệt đối không vượt xe khi đang leo dốc ngoại trừ các trường hợp khẩn cấp.

Chắc rằng qua bài viết hướng dẫn đề pa lên dốc trên bạn đã nắm rõ những kỹ thuật chuẩn cho bạn thân. Hãy nắm rõ kỹ thuật và luyện tập nhiều lần để có thể vượt dốc một cách thuần thục, xử lý nhanh, chuyên nghiệp trong mọi tình huống và đặc biệt là giữ an toàn cho bản thân.

Đọc thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *