Hướng dẫn lái xe đường trường trong thi thực hành và thực tế

5/5 - (8 votes)

Việc nắm chắc kỹ năng và có kinh nghiệm lái xe đường trường sẽ giúp tài xế có thể dễ dàng xử lý các tình huống khó và đảm bảo an toàn khi phải di chuyển hàng trăm cây số. Nhưng nếu đang là một “tay mơ”, mới tập lái xe, còn e ngại với những bài thi thực hành thì đừng bỏ qua bài hướng dẫn lái xe đường trường trong bài thi thực hành và thực tế sau đây.

Sự khác nhau giữa lái xe đường trường thực hành và thực tế

Kỹ thuật lái xe đường trường là việc không hề đơn giản với bất kỳ ai, ngay cả những người khi đã có bằng lái xe nhưng vẫn còn nhiều lo sợ khi tham gia giao thông. Thực chất, cách lái xe đường trường trong thực tế khác hoàn toàn so với lúc chúng ta tập trong sân tập. Sự khác nhau này nằm ở những nguyên nhân sau đây:

  • Khi tham gia giao thông trong thực tế có sự tham gia của nhiều phương tiện khác như: Ô tô, xe tải, xe máy, xe đạp, người qua đường… chứ không như môi trường khép kín ở sân tập.
  • Kết cấu hạ tầng giao thông ngoài thực tế khác hoàn toàn so với sân tập. Mặt khác, đường xá tại Việt Nam có nhiều loại phương tiện tham gia vào cùng một làn đường, chất lượng đường xá tại nhiều nơi không đảm bảo, xuống cấp,… Các sự cố xảy ra bất ngờ chứ không rập khuôn, có thể biết trước như ở sân tập. Do vậy khiến người điều khiển xe lúng túng, bị động, không làm chủ được tình huống.
Lái xe đường trường trong thực hành và thực tế rất khác nhau
Lái xe đường trường trong thực hành và thực tế rất khác nhau
  • Sự xuất hiện của các đèn tín hiệu giao thông tại các ngã ba, ngã tư lớn cũng là lý do khiến người lái lo sợ khi tham gia thao thông thực tế. Bởi khi nào cũng phải chú ý quan sát các tín hiệu đèn để điều chỉnh tốc độ.
  • Các biển báo giao thông nằm 2 bên đường hoặc trên đầu, đôi khi bị che khuất bởi cây cối khiến người mới tập lái xe đường trường khó nhận biết. Ngoài ra với nhiều ý khác nhau như: Biển cấm dừng, cấm đỗ, ngược chiều, cấm rẽ… cũng gây khó khăn cho tài xế khi điều khiển xe. Bởi nếu đi sai không những rất nguy hiểm mà còn có thể bị thổi phạt.

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật lái xe số sàn lên dốc, xuống dốc chuyên nghiệp

Hướng dẫn lái xe đường trường khi thi thực hành

Sau khi đạt các phần thi lý thuyết và thực hành lái xe sa hình bằng lái xe B2 thì bạn cần vượt qua bài thi bằng lái xe B2 đường trường. Trong 3 phần thi thì đây là phần khá khó nên chúng ta không được chủ quan. Trong đó, bạn cần lưu ý một số yếu tố khi thi lái xe B2 đường trường sau đây:

Các quy định của bài thi lái xe B2 đường trường

Trong bài thi kỹ thuật lái xe đường trường B2 bạn cần nắm rõ những quy định về xe thi, địa điểm và mục đích sau:

  • Xe thi: Xe được sử dụng trong bài thi B2 đường trường là do trung tâm sát hạch lái xe ô tô chuẩn bị, được gắn Camera TTSH để hỗ trợ cho việc theo dõi.
  • Địa điểm thi: Điểm thi được tổ chức trên đoạn đường dài 2km gần với trung tâm tổ chức thi sát hạch GPLX.
  • Mục đích bài thi: Kiểm tra tác phong, tư thế và các kỹ năng lái xe ô tô cơ bản của người tham gia thi. Khác với các bài thi sa hình là phải chậm rãi thì bài thi trên đường trường càng nhanh càng tốt (nhưng không được vượt quá tốc độ cho phép).

Hướng dẫn thi lái xe B2 đường trường

Đối với cách lái xe đường trường B2, bạn nên nắm rõ một số nguyên tắc sau đây:

  • Sau khi nghe thông báo tới tên mình, bạn nhanh chóng ngồi lên xe và thắt dây an toàn. Tiếp đến phải điều chỉnh ghế ngồi để có tư thế thoải mái nhất và các gương chiếu hậu giúp việc quan sát được dễ dàng. Sau đó đợi đến khi có lệnh thì bắt đầu vào bài thi.
  • Bạn cần lưu ý trên xe luôn được gắn Camera theo dõi của giám khảo suốt quá trình thực hiện bài thi, nên trước khi lên xe hãy có thái độ lịch sự và tôn trọng. Nên nhớ đóng cửa xe và kiểm tra xem cần số đã được đưa về số 0 hay chưa.
  • Khi có hiệu lệnh xuất phát, hãy quan sát qua kính chiếu hậu và dùng đèn xi nhan trái. Đến khi cảm thấy an toàn rồi thì nhả phanh tay và gài số 1, lên ga và bắt đầu cho xe di chuyển.
Hướng dẫn thi lái xe B2 đường trường
Hướng dẫn thi lái xe B2 đường trường
  • Sau khi xuất phát, trong khoảng 15m đầu tiên bạn cần chuyển cần số lên số 3. Khi di chuyển hoàn tất sang làn đường dành cho ô tô thì tắt xi nhan và tiếp tục cho xe di chuyển. Tùy vào điều kiện và mật độ của đoạn đường mà điều chỉnh tốc độ và sử dụng số sao cho phù hợp.
  • Sau đó, giám khảo sẽ có yêu cầu giảm số, điều này kéo theo việc xe giảm tốc độ. Vì vậy, bạn cần rà phanh cho đến khi xe đi chậm lại nhưng không để cho xe dừng hẳn. Lần lượt giảm bằng cách qua số 3 rồi số 2, đến khi giảm số xong thì cứ để cho xe đi chậm và hạn chế đạp ga nhiều lần, bởi nó có thể khiến cho máy bị ì.
  • Trong quá trình thực hiện bài thi, nên chấp hành đúng theo quy định của luật giao thông như chú ý biển báo, vạch kẻ đường, cảnh báo tốc độ… Đồng thời tuân thủ và thực hiện theo đúng hiệu lệnh, chỉ dẫn của giám khảo.
  • Khi có hiệu lệnh dừng xe thì giảm tốc độ và về số, bật xi nhan và quan sát kính chiếu hậu để cho xe di chuyển vào vị trí đậu xe theo quy định. Bạn cần giảm hết số khi dừng lại.
  • Sau khi xe đã dừng hẳn tại điểm dừng, bạn tiếp tục giữ xi nhan phải, khép phanh tay và chờ đợi kết quả thi từ giám khảo.

Hướng dẫn lái xe đường trường khi tham gia giao thông thực tế

Như đã đề cập đến ở trên, việc lái xe đường trường thực tế khác hoàn toàn so với khi bạn tham gia thi sát hạch. Do đó bạn nên bỏ túi những hướng dẫn và kinh nghiệm hữu ích sau đây:

Kiểm tra xe trước chuyến đi dài

Trước khi bắt đầu một chuyến đi dài, bạn cần kiểm tra thật kỹ để chắc chắn “xế cưng” của mình đủ điều kiện di chuyển liên tục. Điều này không chỉ giúp chuyến đi không bị ngắt quãng mà còn đảm bảo an toàn cho tính mạng của bạn và những người đi cùng.

Trong đó, những bộ phận chúng ta cần kiểm tra như dầu nhớt còn đủ không, có còn nước làm mát, áp suất lốp, lốp dự phòng, đặc biệt là hệ thống phanh. Nếu không muốn đưa ra các gara ô tô, bạn có thể kiểm tra bằng cách đi xe ra một đoạn đường gồ ghề. Sau đó tăng tốc độ rồi phanh đánh lái, như vậy chúng ta sẽ biết được giảm xóc, phanh còn tốt không, xe có chạy ổn định hay không.

Lưu ý khi chạy xe

Trong lúc chạy xe bạn nên lưu ý một số điểm như:

  • Không sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe, nếu trường hợp buộc phải nghe điện thoại bạn hãy chuyển qua tính năng kết nối điện thoại rảnh tay.
  • Nếu nghe radio, nghe nhạc khi chạy xe thì nên mở nhỏ, vừa nghe, bởi nếu mở to rất dễ gây phân tâm, mất tập trung.
  • Để tâm trạng thoải mái nhất khi lái xe, nên tập trung vào việc điều khiển xe và quan sát tình hình trên đường, Bạn không nên chú ý quá lâu, quá nhiều tới những sự việc diễn ra hai bên đường, không để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng tới bản thân.
Hướng dẫn lái xe đường trường khi tham gia giao thông thực tế
Hướng dẫn lái xe đường trường khi tham gia giao thông thực tế

Giữ khoảng cách với xe phía trước

Khi phải lái xe quá lâu, phản xạ của bạn sẽ không thể nhạy cảm như khi điều khiển xe trên quãng đường ngắn. Do đó những tình huống bất ngờ từ các xe phía trước có thể khiến bạn phải chuyển hướng nhanh, phanh gấp, dễ gây tai nạn.

Theo quy định, khoảng cách an toàn giữa hai xe khi mặt đường khô ráo phụ thuộc vào tốc độ lưu hành, cụ thể như sau:

  • Tốc độ dưới 60km/h – Khoảng cách trên 35m.
  • Tốc độ 80km/h – Khoảng cách trên 55m.
  • Tốc độ 1000km/h – Khoảng cách trên 70m.
  • Tốc độ 1200km/h – Khoảng cách trên 100m.

Trong trường hợp đi trong trời mưa, sương mù làm mặt đường trơn trượt, hoặc đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái tự điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo.

Quan sát biển báo giao thông

Bạn phải chú ý quan sát tất cả biển báo đặt ở 2 bên đường, nếu không muốn gặp nguy hiểm hay bị công an thổi phạt. Thông thường sẽ xuất hiện các biển báo cấm vượt, giới hạn tốc độ, đường hai chiều, cấm rẽ… Ngoài ra, khi di chuyển tại các vùng đồi núi, bạn nên chú ý tới các biển báo đường xấu, đường trơn trượt, dốc đèo, đường nghiêng… để chủ động trong việc xử lý và điều khiển xe.

Nguyên tắc vượt xe phía trước

Khi lái xe đường trường, nếu muốn vượt xe phía trước bạn phải quan sát thật kỹ, nếu đường đủ rộng, thoáng và có khả năng vượt thì bật xi nhan trái để vượt nhưng vẫn phải giữ tốc độ ổn định. Tuyệt đối không được tăng ga đi nhanh, đồng thời quan sát phía sau xem có xe muốn vượt mình hay không. Bạn cũng nên đánh mắt sang hông để kiểm tra có xe nào phía hông không.

Khi xe phía trước đồng ý cho vượt qua các tín hiệu như đi chậm lại, bật xi nhan phải thì lúc này bạn mới từ từ tăng tốc để vượt lên. Khi đã vượt được một khoảng cách đủ an toàn rồi thì xi nhan phải để di chuyển lại vào làn đường cũ.

Không lái xe khi mệt mỏi

Nguyên tắc bất di bất dịch khi lái xe đường dài là không nên cố gắng khi sức khỏe không đảm bảo. Bởi đây là một nhiệm vụ căng thẳng và có nhiều mối nguy hiểm rình rập bất cứ lúc nào, đòi hỏi bạn phải luôn tỉnh táo, tập trung. Trong các trường hợp đột nhiên cảm thấy mệt mỏi hãy bật xi nhan, từ từ tấp xe vào lề, nghỉ ngơi một chút cho lại sức rồi mới tiếp tục hành trình.

Tuyệt đối không điều khiển xe khi đang mệt mỏi
Tuyệt đối không điều khiển xe khi đang mệt mỏi

Kinh nghiệm cho bạn là nên nghỉ ngơi sau khi đi được khoảng 200km để phục hồi sức khỏe, lấy lại tinh thần. Ngoài ra hãy chuẩn bị một ít nước và đồ ăn phòng cho trường hợp kiệt sức vì đói.

Trên đây là những hướng dẫn lái xe đường trường chi tiết cùng các kinh nghiệm mà các “tay mơ” mới lái xe cần nắm rõ. Hy vọng thông tin mà bài viết mang đến có thể giúp ích cho bạn, chúc bạn thượng lộ bình an.

Click đọc ngay:

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *